- Xe Đạp Xuyên Việt

Go to content

Main menu:

Xuyên Việt 2003 (Hà Nội-Sài Gòn)

24/11/2003.  "Xe Ðạp Xuyên Việt" năm nay chỉ có ba thành viên (Tân, Minh, Hùng) và một hướng dẩn viên (A. Ðịnh).  Chúng tôi sử dụng một "road bike", một "hybrid (comfort) bike", và một "mountain bike".  Kinh nghiệm quý báu của chuyến đi trước cho thấy nhóm chỉ cần một hướng dẫn viên sử dụng xe honda và đi sát với nhóm để kịp thời tiếp ứng những khi cần thiết.  Hành trang cá nhân và dụng cụ mang theo được giới hạn tối đa để giảm bớt trọng lượng mang theo trên xe đạp.  Ðây là một yếu tố rất quan trọng trong chuyến đi.  Lộ trình chúng tôi chọn cũng gần giống với chuyến Xuyên Việt năm 2002, chỉ có một thay đổi nhỏ là đi Vinh-Hoành Sơn, thay cho Vinh-Kỳ Anh ở năm 2002.  Ba chặng đường tương đối khó khăn và mệt nhất là:  Ðồng Hới-Huế, Ninh Chữ-Ðà Lạt, Bảo Lộc-HCM, đã giúp chúng tôi ôn lại dấu vết của những chuyến đi củ.  Biết bao kỷ niệm...

Năm nay chúng tôi vượt qua những chặn đường khá...bình an, chỉ có trở ngại nghề nghiệp mà phải mất khá nhiều thời gian sửa chữa là gãy căm, cong vành.  Theo kinh nghiệm từ những chuyến đi thì bánh xe sau thường bị gãy căm vì phải chịu sức nặng nhiều nhất.  Mỗi lần gãy căm thì vành xe bị cong, va vào thắng nên người đạp không thể tiếp tục.  Kỷ thuật bắt căm, chỉnh vành của chúng tôi còn yếu nên mỗi lần xảy ra thì mất khá nhiều thời gian sửa chửa.  Vì không chữa đúng theo quy tắt chỉnh vành nên căm chịu sức nặng không đều, vành xe vẫn yếu.  Gãy căm, cong vành vẫn xảy trở lại.  Vành xe sau của chiếc "hybrid bike" có 32 cây căm, vì thiếu kinh nghiệm nên người đi đã không thay vào vành xe tốt và rắn hơn.  Dọc đường xuyên Việt 2003, chúng tôi đã sử dụng hết những căm "sơ cua" mang theo.  Dùng tạm căm ở Việt nam, khi vào tới Tp HCM thì bánh xe sau của chiếc "hybrid bike" không còn đủ 32 cây căm.  Người đạp cứ phập phồng lo sợ.  Không biết cây căm tới sẽ gãy lúc nào...Ðây là kinh nghiệm quý báu cho các bạn sử dụng xe đạp du lịch Xuyên Việt.   Nên sử dụng bánh xe tốt, rắn chắc để giảm bớt trục trặc tốn nhiều thời gian sửa chữa.

Ba năm rong ruỗi Xuyên Việt, có những lúc vượt nhanh, có những đoạn đạp ì ạch, có những lúc khó khăn, có những khi bình an..., tất cả đã giúp chúng tôi có thêm sức mạnh và đam mê cho những chuyến đi tương lai.  Có lúc, chúng tôi tự hỏi:  "Không biết quả tim của mình đẵ rơi nơi dâu trên đoạn đường dài 1,800 km từ Hà Nội đến Sài Gòn???".  Có lẽ, chúng tôi lại phải tiếp tục...Xuyên Việt để tìm quả tim của mình....
Ngày
(Ngày-Tháng-Năm)
Lộ Trình
Đường Dài
Địa Hình
24-11-2003
Hà Nội-Ninh Bình
97 km (60 miles)
Đồng bằng Bắc Bộ.  Đường phẳng
25-11-2003
63 km (39 miles)
Đồng bằng ven biển.  Dốc nhẹ.
26-11-2003
Thanh Hóa-Vinh
138 km (86 miles)
Đồng bằng ven biển.  Dốc nhẹ.
27-11-2003
Vinh-Xã Kỳ Nam
127 km (79 miles)
Vùng ven biển.  Dốc lên xuống.
28-11-2003
Xã Kỳ Nam-Đồng Hới
74 km (46 miles)
Vùng ven biển.  Dốc lên xuống.
29-11-2003
Nghỉ chân ở Đồng Hới


30-11-2003
Đồng Hới-Huế
164 km (102 miles)
Vùng ven biển.  Dốc lên xuống.
01-12-2003
Nghỉ chân ở Huế


02-12-2003
Huế-Đà Nẵng
106 km (66 miles)
Vùng ven biển.  Đèo dốc lên xuống cao
03-12-2003
Nghỉ chân ở Đà Nẵng


04-12-2003
Đà Nẵng-Quảng Ngãi
130 km (81 miles)
Vùng ven biển.  Đồi dốc lên xuống vừa.
05-12-2003
Quảng Ngãi-Bồng Sơn
90 km (56 miles)
Vùng ven biển.  Đồi dốc lên xuống vừa.
06-12-2003
Bồng Sơn-Quy Nhơn
90 km (56 miles)
Vùng ven biển.  Đồi dốc lên xuống vừa.
07-12-2003
Quy Nhơn-Tuy Hòa
95 km (59 miles)
Vùng ven biển.  Đèo dốc liên tục.
08-12-2003
Tuy Hòa-Nha Trang
124 km (77 miles)
Vùng ven biển.  Nhiều đèo dốc lên xuống.
09-12-2003
Nghỉ chân ở Nha Trang


10-12-2003
Nha Trang-Ninh Chữ
106 km (66 miles)
Vùng ven biển.  Đồi dốc lên xuống nhẹ.
11-12-2003
Ninh Chữ-Đà Lạt
113 km (70 miles)
Đồi núi lên xuống.  Độ cao tăng.  Khó
12-12-2003
Nghỉ chân ở Đà Lạt


13-12-2003
Đà Lạt-Bảo Lộc
111 km (69 miles)
Đồi núi lên xuống.  Độ cao giảm.
14-12-2003
Bảo Lộc-Sài Gòn
185 km (115 miles)Đồi núi lên xuống.  Độ cao giảm.
Hà Nội-Sài Gòn dài 1813 km (1127 miles); Chia ra làm 16 chặng; Hoàn tất trong 21 ngày.
 
Copyright 2020. All rights reserved.
Back to content | Back to main menu