- Xe Đạp Xuyên Việt

Go to content

Main menu:

Thực Đơn Xuyên Việt

Sau hơn 10,000 km xuyên Việt, chúng tôi lưu lại trang này vài món ăn khá đơn giản để giúp bạn đở nhức óc trong việc gọi một bữa ăn đơn sơ nhưng chẳng đơn giản tí nào.  Chín người mười ý!  Hãy chọn một khẩu vị chung làm nồng cốt cho chuyến đi.  Nên chọn các món ăn phổ thông của Việt Nam làm món chính để tránh việc đi chợ quá lâu trong vùng sâu, vùng xa.  Nếu bạn muốn xơi những món ăn thuộc dạng “đặc sản địa phương” thì bạn cứ tự tiện, nhưng có tự tin vào cái bao tử “bách chiến bách thắng” thì cũng đừng quá mạo hiểm xơi những món ăn lạ, không hạp khẩu vị vào buổi sáng hoặc trưa.  Hãy đợi đến chiếu tối, khi đã hoàn tất chặng đi rồi hãy mạo hiểm.

“Thực Đơn Xuyên Việt” giúp bạn nhanh chóng gọi một bữa ăn để làm giảm cơn đói, chứ không phải là những món ăn đầy ắp dinh dưỡng để bạn tự tin chinh phục những ngọn đèo “trời đánh”.  Để tránh cơ thể thiếu đi những vitamin quan trọng, bạn nên mang theo bên mình một lọ vitamin và dùng kèm với thức ăn, nước uống.  

Một điều hết sức quan trọng để duy trì thể lực trên đường xuyên Việt là bạn phải biết cách ăn vặt và biết khi nào tiếp thêm nước cho cơ thể.  Đừng đợi đến giờ giải lao hoặc giờ cơm trưa mới nạp nhiên liệu, lúc ấy tay chân của bạn đã rụng rời vì cơn đói.  Để tránh mất sức vì đói, bạn nên ăn rỉ rả như loài gậm nhấm.

Nước!  Ai cũng biết 2/3 cở thể con người là nước.  Ngoài việc giúp đưa những chất bổ dưỡng cho cơ thể và giúp thảy những độc tố ra ngoài, nước còn giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ qua hệ thống hô hấp, giúp giảm ma sát ở các khớp, giúp những bộ phận trong cơ thể hoạt động đúng chỉ tiêu quy định…Chúng tôi khuyên bạn đừng để thiếu nước, nhất là ở những chặng có khí hậu quá nóng kẻo bị lột…dzên.  Phải để nước ở nơi thuận tiện và dể lấy, đừng cất dấu tận đáy bị hành trang.  Dọc đường xuyên Việt, bạn an tâm sử dụng các loại nước đóng chai, đóng hộp có bán cạnh đường, nhưng phải lưu ý hết sức vào những loại nước uống có ngày “chết” như sữa đóng chai, đóng hộp hoặc nước trái cây đóng lon.  Nốc vào những thứ nước đã “chết” (expired) thì bạn cũng dở “chết” với nó…
Thời Điểm
Thực Đơn
Ăn Sáng-ăn nhẹ (khởi đầu một chặng đường mới
Nếu chặng đường khá dài, nhiều đồi, và đối diện với gió ngược thì bạn đớp vào một thẻ “power bar” trước khi xơi điểm tâm.
Nơi ở nào có phục vụ ăn sáng kiểu “buffet” thì cứ thoải mái nạp nhiên liệu.  Nơi nào xa đô thị, dùng bánh mì-trứng ốp la, ốp lết, hoặc các món ăn ấm bụng như phở, mì, hủ tiếu…v.v.
15 phút nghỉ xả hơi vào buổi sáng và buổi chiều.  Ăn nhẹ
Đoạn đường còn lại khá dài, nhiều đồi và phải đối diện với gió ngược thì bạn nên nhai một thẻ “power bar” trước khi xơi thức ăn đở mất thời gian như bánh mì, phở, mì gói…v.v.
Ăn Trưa-xơi vừa đủ để tránh buồn ngủ
Nên xơi trước một thẻ “power bar” nếu đoạn đường còn lại quá căng trước khi “order” những món sau:
1.  Cơm
2.  Một hoặc 2 món mặn:  Cá kho, thịt kho…
3.  Một món canh:  Canh chua, canh cải…
4.  Một món xào-luộc:  Rau muốn xào, cải xào…
Ăn tối-Ăn xả láng, ăn xối xả vì chặng đường đã hoàn tất
1.  Vài món ăn chơi, lai rai vài chai bia để chúc mừng sống sót trên chặng đường xuyên Việt.
2.  Cơm
3.  Một hoặc 2 món mặn: cá kho, thịt kho…
4.  Món canh:  Canh cải, canh chua…
5.  Món xào-luộc:
6.  Món đặc sản của địa phương:  rùa, rắn, chuột dơi-đi, bơi, bò, lội-xơi hết.
 
Copyright 2020. All rights reserved.
Back to content | Back to main menu