- Xe Đạp Xuyên Việt

Go to content

Main menu:

Chặng Hà Nội-Sài Gòn
Chặng 7:  Huế-Đà Nẵng (106 km)

Huế-Đà Nẵng (106 km):  Sau khi tham quan tất cả những di tích lịch sử và những thắng cảnh ở xứ Huế, bạn lại tiếp tục cuộc hành trình xuyên Việt.  Rời Huế trên QL 1A theo hương đông-nam để đi thị trấn Phú Bài, Phú Lộc, Ðèo Hải Vân và thành phố Ðà Nẵng.

Từ Huế tới Ðà Nẵng chỉ dài 106 km nhưng bạn phải trèo qua hai đèo "con" và một đèo "to" mới tới được Ðà Nẵng.  Ðèo Phú Gia và Phước Tượng rất ngắn nên chẳng có gì là khó đối với bạn.  Ðèo Hải Vân khá dài, lại dốc nên hãy chuẩn bị vượt đèo bằng cách dừng chân và nghỉ trưa tại Lăng Cô.  Với tốc độ leo dốc trung bình là 7 km/giờ, thường thì phải mất 1 tiếng 30 phút mới tới đỉnh.  Tùy vào sức lực mà bạn chuẩn bị vượt đèo này.  Ðừng quá chú tâm vào việc leo dốc, hoặc đổ dốc, mà quên đi sự an toàn cho chính mình.  Ðến đỉnh Hải Vân, bạn có cơ hội nghỉ chân ở những quán nước ven đường.  Bạn sẽ thấy những lô cốt củ rích, đổ nát, loang lổ vết đạn của thời chiến trên những điểm cao của đỉnh đèo.  Một người bạn trong nhóm nhìn cảnh vật này đã thốt lên:  "Làm vua sướng thiệt, còn làm lính thì mất mạng lúc nào không hay!!"  Ý nghĩ ấy vừa buồn cười nhưng lại vừa chứa đựng biết bao bi thương cho số phận những người lính năm xưa trấn giữ chốn này.

Ðỉnh Hải Vân là ranh giởi giửa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Ðà Nẵng.  Rời đỉnh đèo Hải Vân bạn sẽ rởi vùng Bắc Trung Bộ để đi vào ranh giởi vùng Nam Trung Bộ.  Ðổ xong đèo Hải Vân, chúng ta đi trên vùng đất hầu như là bằng phẳng.  Bạn đừng sợ gặp phải những dốc "hốc búa" nào nữa.  Khi đường hầm xuyên qua đèo Hải Vân hoàn tất thì chúng ta không nhất thiết "è cổ" mà leo qua đèo này.  Dù vậy, sự thử thách vẫn còn đấy để luôn sẵn sàng "cung ứng" cho sự phiêu lưu của bạn.  Thành phố Ðà Nẵng được xem là một thành phố lớn nhất của Miền Trung với dân cư đông đúc.  Bạn hãy thận trọng khi lưu thông trên đường.  Nếu có thời gian bạn bên dừng chân ở Ðà Nẵng một, hoặc hai ngày, để tham quan những thắng cảnh, hay di tích cổ như Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, Phố Cổ Hội An...

Xuyên Việt 2005:  Sau đi khi qua đường hầm Ðèo Ngang thì các thành viên Xe Ðạp Xuyên Việt 05 hí hửng, ung dung tự đắc.  Ðèo Hải Vân ư?  Khó gì!  Bởi lẽ, đường hầm Hải Vân đã thông thương một thời gian lâu như vậy mọi người sẽ không phải nhọc nhằn ì ạch chinh phục Hải Vân nửa.  Thực sự lầm to!  Khi đến Lăng Cô thì bảng qua hầm cấm xe hai bánh, xe bò, xe xăng xử dụng đường hầm.  Xe đạp bị liệt vào loại xe hai bánh nên bắt buộc phải ì ạch leo qua Hải Vân.  Dù nhọc nhằn leo đèo nhưng mọi người cảm thấy thoải mái, an tâm vì các loại xe sử dụng đường đèo đã vắng đi rất nhiều.  Vì bớt xe đò xe khách dùng đường đèo nên các cửa tiệm bán đồ lưu niệm trên đỉnh Hải Vân thật sự là ế ẩm.  Khi cả nhóm vừa dừng chân trên đỉnh thì ôi thôi, bao nhiêu người mời mọc, nài ép èo ẽo mua hàng.  Vẩn biết rằng chúng tôi không du lịch bằng xe hơi, xe tải nhưng họ vẩn nài ép mua cho dược vài món đồ để làm lưu niệm.  Bạn có nghỉ chân ở đỉnh Hải Vân thì mới hiểu thấu cảnh mời mua, nài nỉ, chèn ép ở độ cao nhất nước Việt Nam.

Xuyên Việt 2011:  Chặng Huế-Ðà Nẵng luôn là chặng nhọc nhằn vì cao độ lên xuống của những con đèo chấn ngang đường chính, hơn nữa,  chúng tôi đi vào mùa hè nên thời gian chinh phục chặng Huế-Ðà Nẵng có vẻ nhọc nhằn hơn.  Ðể thay đổi không khí đầy bụi đường của thành phố lớn nhất Miền Trung, chúng tôi rẻ trái khi qua khỏi Cầu Nam Ô để sử dụng con đường ven biển (Ðường Nguyễn Tất Thành) để vào trung tâm thành phố Ðà Nẵng.  Con đường này rộng, đẹp, thoáng và có nhiều quán nhậu hấp dẫn nằm dọc lề đường.  Nếu bạn là dân bợm nhậu và chẳng sợ bị "DUI" thì cứ việc táp xe đạp vào lề, khóa xe cẩn thận rồi nốc vài két bia trước khi về nơi nghỉ đêm, ngủ vùi để lấy sức cho ngày hôm sau.  Ðà Nẵng là thành phố lớn vì thế mật độ giao thông đông đúc.  Hãy sử dụng những an toàn xuyên Việt để tránh những sự cố đáng tiếc sảy ra cho mình.
 
Copyright 2020. All rights reserved.
Back to content | Back to main menu